Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Có tất cả 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đó là: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước (viết tắt là FIFO) và phương pháp bình quân gia quyền. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Cùng đi tìm hiểu sau hơn về những phương pháp này ngay sau đây với Lưu Hồ Sơ
>>> Bài viết tham khảo thêm:
Phương pháp tính giá đích danh
Phương pháp tính giá đích danh được dựa trên giá trị thực tế của từng loại hàng hóa được nhập vào hoặc xuất ra. Phương pháp này chỉ nên được áp dụng đối với doanh nghiệp ít mặt hàng hoặc có loại hàng hóa ổn định, dễ nhận diện.
Theo phương pháp tính này, hàng hóa nào xuất ra thuộc lô nhập hàng nào thì lấy đơn giá của lô hàng hóa đó để tính.
Ưu điểm: Phương pháp này tuân theo nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế sẽ khớp với doanh thu thực tế. Đây được coi là phương án tốt nhất, nó giúp giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng giá trị thực tế của nó.
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít mặt hàng và ổn định, hàng tồn kho có giá trị lớn và dễ nhận biết. Còn những doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng thì không thể áp dụng vì sẽ gây khó khăn cho việc tính giá.
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập trước - xuất trước (First in - First out) được áp dụng trên giả định rằng những hàng hóa mua vào trước hoặc những sản phẩm được sản xuất ra trước sẽ được xuất trước, giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được nhập hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho sẽ được tính theo giá lô hàng nhập kho đầu kỳ (hoặc gần đầu kỳ), còn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính vào giá nhập cuối kỳ ( hoặc gần cuối kỳ) còn lại trong kho.
Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thường kinh doanh những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn, hoặc những sản phẩm dễ bị ảnh hưởng của hóa lý như mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm, thời trang ( để tránh lỗi mốt)...
Ưu điểm của phương pháp này là sẽ giúp tính ra ngay được giá trị vốn hàng xuất kho cho từng lần xuất hàng, số liệu kế toán sẽ được cung cấp kịp thời để ghi chép cho khâu quản lý tiếp theo. Giá vốn hàng bán sẽ rất sát với giá trị nhập hoặc sản xuất mặt hàng đó.
Nhưng chúng cũng có nhược điểm là doanh thu thực tế sẽ không phù hợp với chi phí hiện tại, do doanh thu hiện tại sẽ được tính bởi giá trị hàng hóa đã có trước đó từ lâu. Đặc biệt nếu số lượng hàng hóa phát sinh nhiều thì công việc tính toán cũng sẽ chồng chất. Để hiểu rõ hơn phương pháp này hãy đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về phương pháp First in First out trong kế toán
Phương pháp bình quân gia quyền
Đây là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Theo Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng hóa được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ với giá trị hàng hóa trong kỳ. Giá trị trung bình này có thể được tính như sau:
Tính theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ
Áp dụng cho những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập hàng rất nhiều. Căn cứ vào tồn đầu kỳ để kế toán xác định được giá bình quân của sản phẩm đó:
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Ưu điểm: Đơn giản, chỉ cần tính một lần trong kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Việc dồn đến cuối tháng tính một lần sẽ làm ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin.
Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hàng
Phương pháp này được thực hiện sau mỗi lần nhập kho hàng hóa mới, kế toán sẽ tính lại giá trình bình quân.
Số lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp này sẽ được cập nhật thường xuyên liên tục, chính xác giá vốn hàng bán hiện tại nhưng tốn rất nhiều công sức tính toán, chỉ nên được áp dụng đối với những doanh nghiệp có lưu lượng nhập hàng ít.
Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào tính chất hàng hóa, loại hình doanh nghiệp mà bạn chọn cách tính cho phù hợp.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: B6 Khu Biệt Thự Thanh Đa, Phường 27, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0286 258 9547 - 0286 258 9548
Website: https://www.luuhoso.com/lien-he
Email: hotro_khohoso@vinamoves.com
Tác giả Thanh Hương
Nguồn: Lưu Hồ Sơ
Nhận xét
Đăng nhận xét